Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
Tham khảo bài biết của chúng tôi để hiểu hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của loại hình công ty cổ phần
I. Giới thiệu về công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình công ty được khá nhiều người lựa chọn thành lập khi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Điều 111, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau:
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”
Từ những quy định trên, có thể rút ra ưu và nhược điểm của loại hình công ty cổ phần như sau:
Ưu điểm
- Loại hình Công ty cổ phần có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau như chào bán cổ phần, cổ phiếu trực tiếp hoặc thông qua sàn chứng khoán so với loại hình Công ty TNHH. Khả năng hoạt động, phát triền của công ty cổ phần là rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Cơ cấu vốn linh hoạt nên có thể huy động được số vốn rất lớn trong thời gian ngắn nếu kế hoạch kinh doanh khả thi
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp, do vậy rủi ro cho các cổ đông đã được xác định sẵn chỉ bằng số tiền góp vào công ty
- Việc mua bán chuyển nhượng cổ phần trong công ty linh động, ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác; sau 3 năm có thể tự do chuyển nhượng cho bất kỳ ai không bị hạt chế bởi bất cứ điều gì. Khi chuyển nhượng cổ phần cũng không cần làm hồ sơ thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh nên tạo được sự chủ động trong chuyển nhượng, giảm thiểu thủ tục hành chính
- Cổ đông sáng lập của công ty cổ phần không ghi trên đăng ký kinh doanh, đây là một điểm mới mà nhiều cổ đông không muốn thể hiện tên mình trong đăng ký kinh doanh thích ưu điểm này của công ty cổ phần
Nhược điểm
- Về vấn đề quản lý, điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn so với công ty TNHH do số lượng các cổ đông tham gia công ty có thể rất lớn
- Việc linh động và tự do trong chuyển nhượng cổ phần dễ khiến nhiều người lạ có thể gia nhập công ty, hình thành những nhóm cổ đông có lợi ích đối kháng rất khó kiểm soát
Như vậy có thể thấy công ty cổ phần là loại hình công ty linh hoạt trong hoạt động và huy động vốn. Mô hình này phù hợp với những kế hoạch kinh doanh ở quy mô lớn và dài hạn, cần huy động nhiều vốn ở từng giai đoạn khác nhau.
II. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
Luật Doanh nghiệp 2014 và 2020 ban hành với tư duy mở khi Luật quy định mang tính định hướng về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của Doanh nghiệp. Thay đổi này có ý nghĩa quan trọng giúp các Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lựa chọn mô hình, phương thức hoạt động. Và quy định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần là một ví dụ điển hình.
Luật quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng giám đốc). Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc có ban kiểm soát. Các phòng, ban, bộ phận chuyên trách khác dưới Giám đốc (Tổng giám đốc) tuỳ vào hoạt động và tổ chức của từng công ty.
Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Các phòng, ban, bộ phận chuyên trách khác dưới Giám đốc (Tổng giám đốc) tuỳ vào hoạt động và tổ chức của từng công ty.
Vậy từng cơ quan của công ty cổ phần có chức năng và hoạt động như thế nào?
1. Đại hội đồng cổ đông (Đại HĐCĐ)
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty., bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông dựa trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản.
* Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
Theo quy định, Đại HĐCĐ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Kiểm soát viên
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
- Quyết định mua lại >10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
- Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
- Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, Ban kiểm soát;
- Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, Ban kiểm soát;
- Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ công ty và pháp luật liên quan.
* Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Hoạt động của đại hội đồng cổ đông thể hiện qua các cuộc họp. Cụ thể như sau:
Thời gian: Đại HĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần, trong thời hạn là 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. HĐQT quyết định gia hạn họp Đại HĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết (trừ trường hợp điều lệ có quy định khác), nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
HĐQT quyết định triệu tập họp bất thường trong các trường hợp sau:
- Xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
- Số lượng thành viên HĐQT, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định;
- Theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông, Ban kiểm soát;
- Trường hợp khác theo quy định hoặc theo điều lệ công ty.
Địa điểm: được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và trên lãnh thổ Việt Nam
Điều kiện tiến hành họp Đại HĐCĐ:
Lần thứ nhất: số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số cổ phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Lần thứ hai: Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, sẽ triệu tập cuộc họp lần thứ hai trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất với số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Lần thứ ba: Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành, sẽ tiến hành triệu tập cuộc họp lần thứ ba trong vòng 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này sẽ không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại HĐCĐ:
Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng kí cổ đông dự họp Đại HĐCĐ, bầu chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu theo quy định.
Đại HĐCĐ thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình đã được thông qua trong phiên khai mạc. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.
* Nghị quyết của Đại HĐCĐ
Hình thức thông qua: thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, những vấn đề dưới đây, phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại HĐCĐ (nếu Điều lệ công ty không có quy định khác):
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;
- Định hướng phát triển công ty;
- Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Tổ chức lại, giải thể công ty.
Điều kiện để Nghị quyết được thông qua:
Nghị quyết về các nội dung như dưới đây sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
- Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
- Thay đổi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh;
- Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
- Tổ chức lại, giải thể công ty;
- Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
Các Nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp thông qua Nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì Nghị quyết của Đại HĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện trêm 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Hiệu lực: Các Nghị quyết của Đại HĐCĐ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại Nghị quyết đó. Nếu Nghị quyết được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua Nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định.
2. Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại HĐCĐ.
HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên, số lượng cụ thể sẽ do điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
* Quyền và nghĩa cụ của HĐQT
Theo quy định, HĐQT có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của pháp luật;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong phạm vi thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp điều lệ hoặc pháp luật có quy định khác;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với (Tổng) Giám đốc và các chức danh quản lý khác trong công ty do điều lệ quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện uỷ quyền tham gia HĐTV hoặc Đại HĐCĐ ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo (Tổng) Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại HĐCĐ, triệu tập họp Đại HĐCĐ hoặc lấy ý kiến để Đại HĐCĐ thông qua Nghị quyết;
- Trình báo cáo tài chính hàng năm lên Đại HĐCĐ;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty, yêu cầu phá sản;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ và pháp luật.
* Cuộc họp HĐQT
Thời gian: HĐQT họp thường niên ít nhất mỗi quý một lần hoặc họp bất thường. Cuộc họp bất thường do Chủ tịch HĐQT triệu tập trong các trường hợp sau đây:
- Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập của HĐQT;
- Có đề nghị của (Tổng) Giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
- Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên HĐQT;
- Trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.
Điều kiện tiến hành cuộc họp:
Lần thứ nhất: Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ¾ tổng số thành viên trở lên dự họp.
Lần thứ hai: Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện thì triệu tập cuộc họp lần 2 trong vòng 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất với hơn 1 nửa số thành viên HĐQT họp.
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp HĐQT:
Thành viên HĐQT có thể tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp hoặc uỷ quyền người khác đến dự họp và gửi phiếu biểu quyết thông qua thư, fax, thư điện tử.
Mỗi một thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết như cuộc họp Đại HĐCĐ.
3. Ban kiểm soát
Trong công ty cổ phần, nếu có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không cần thành lập Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có từ 03 – 05 thành viên, nhiệm kỳ không quá 05 năm và được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.
* Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty;
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại HĐCĐ thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông;
- Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty;
- Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông;
- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
- Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty;
- Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
4. Giám đốc (Tổng giám đốc)
Tổng (Giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, do HĐQT bổ nhiệm từ thành viên của HĐQT hoặc đi thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tổng (Giám đốc) sẽ phải chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
* Quyền và nghĩa vụ của Tổng (Giám đốc)
Tổng (Giám đốc) có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Tuyển dụng lao động;
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Trên đây là cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Tuỳ vào tình hình hoạt động cụ thể, dưới những cơ quan, bộ phận nêu trên, các công ty có thể tổ chức và xây dựng các cơ quan, bộ phận cấp dưới để giúp việc như Phó (Tổng) Giám đốc, Trưởng (Phó) phòng, Phòng kỹ thuật, Phòng kinh doanh, Phòng tài chính …
Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 1 thành viên
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nếu có nhu cầu thành lập công ty cổ phần có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Hoặc tham khảo bài viết:
Trân Trọng!
Hotline: 0984 560 266 - 0978 412 600
Gửi email: luatquangphong@gmail.com
Hoặc chat trực tiếp trên website
ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn. Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này. |
|
Văn phòng tại Hà Nội: Số 16 Trần Quốc Vượng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 67 Giếng Đồn, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Hotline: 0984.560.266 - 0978.412.600 Email: luatquangphong.hoai@gmail.com Website: luatquangphong.com |
- Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên; - Soạn hồ sơ cho khách hàng; - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả; - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng; - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng |
Chia sẻ bài viết
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Loại hình công ty cổ phần Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Các tin khác
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh tại Quảng Ninh
- Khởi nghiệp tại Quảng Ninh có nên thành lập công ty?
- Người nước ngoài góp vốn vào công ty tại Quảng Ninh
- LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 CÓ GÌ MỚI
- Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Quảng Ninh
- Hướng dẫn tra cứu tình trạng doanh nghiệp tại Quảng Ninh
- Dịch vụ thành lập công ty bất động sản tại Móng Cái
- Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tại Quảng Ninh
Tìm kiếm
Dịch vụ Doanh Nghiệp
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh tại Quảng Ninh
- Khởi nghiệp tại Quảng Ninh có nên thành lập công ty?
- Người nước ngoài góp vốn vào công ty tại Quảng Ninh
- LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 CÓ GÌ MỚI
- Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Quảng Ninh
- Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tại Quảng Ninh
- Đăng ký thành lập công ty cổ phần tại Quảng Ninh
Dịch vụ Hình Sự
- Các yếu tố cấu thành tội giết người theo bộ luật hình sự 2015
- Thủ tục xóa án tích khi bị án treo
- Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
- Tội cưỡng đoạt tài sản
- Phân tích khái niệm tội phạm trong bộ luật hình sự 2015
- Quy định phòng vệ chính đáng trong bộ luật hình sự hình 2015
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tội cố ý gây thương tích trong bộ luật hình sự 2015
Dịch vụ Dân Sự
- Thừa kế theo di chúc
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Xin cấp lý lịch tư pháp tại Quảng Ninh
- Tranh chấp tên miền tại Quảng Ninh
- Tranh chấp bảo hộ thương hiệu tại Quảng Ninh
- Thủ tục khai báo tạm vắng đăng ký tạm trú tại Quảng Ninh
- Thủ tục kiện đòi nợ tại Quảng Ninh
- Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự 2015
Dịch vụ Hôn Nhân
- Kết hôn với công an
- Quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Cưới người khác khi chưa ly hôn giải quyết như thế nào?
- Nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn
- Ly hôn đơn phương tại Quảng Ninh
- Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Đăng ký kết hôn lần hai tại Quảng Ninh
- Thủ tục mang thai hộ tại Quảng Ninh
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Quảng Ninh
Dịch vụ Đất Đai
- Những điều cần biết khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất tại Quảng Ninh
- Thủ tục tách thửa hợp thửa tại Quảng Ninh
- Tư vấn sang tên sổ đỏ tại Quảng Ninh
- Tư vấn đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu tại Quảng Ninh
- Làm sổ đỏ tại Quảng Ninh
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Quảng Ninh
- Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quảng Ninh
Dịch vụ Lao Động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2018
- Mức lương tối thiểu vùng năm 2017
- Thời giờ nghỉ ngơi dành cho người lao động
- Thời giờ làm việc của người lao động
- Những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động
- Trợ cấp thôi việc khi kết thúc hợp đồng lao động
- Tai nạn lao động trong quá trình làm việc
- Thủ tục đăng ký thang bảng lương tại Quảng Ninh
- Chế độ đãi ngộ đối với lao động nữ
- Quy định mới nhất của pháp luật về chế độ hưu trí
Dịch vụ Thuế-Kế Toán
- Tư vấn thuế văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Quảng Ninh
- Kế toán công ty dịch vụ tại Quảng Ninh
- Tư vấn pháp luật thuế công ty nước ngoài tại Quảng Ninh
- Khắc dấu tại Hạ Long
- Tư vấn thuế kế toán tại Quảng Ninh
- Dịch Vụ Kế Toán Tại Quảng Ninh
- Khắc Dấu Tại Quảng Ninh - 0967595638
- Thủ tục đăng ký mã số thuế cho hợp tác xã tại Quảng Ninh
- Một số điểm mới của Luật Kế toán
- Chế độ kế toán mới nhất hiện nay
Dịch vụ Sở Hữu Trí Tuệ
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Quảng Ninh
- Công bố hợp chuẩn tại Quảng Ninh
- Công bố hợp quy tại Quảng Ninh
- Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Quảng Ninh
- Thủ tục đăng ký sáng chế tại Quảng Ninh
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Quảng Ninh
- Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Ninh
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Quảng Ninh
- Đăng ký mã vạch cho sản phẩm tại Quảng Ninh
- Đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ninh
Dịch vụ Giấy Phép
- Xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh
- Tư vấn chuyển nhượng dự án đầu tư tại Quảng Ninh
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Quảng Ninh
- Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Quảng Ninh
- Công bố chất lượng chả mực tại Quảng Ninh
- Xin cấp phù hiệu xe chạy Grab tại Quảng Ninh
- Xin giấy phép an ninh trật tự cho dịch vụ cầm đồ tại Quảng Ninh
- Xin giấy phép kinh doanh Nhà nghỉ khách sạn tại Quảng Ninh
- Thủ tục cấp Giấy phép Xây dựng tại Quảng Ninh
- Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng tại Quảng Ninh
Dịch vụ VB Luật
- Tổng hợp các văn bản pháp luật về thuế mới nhất hiện nay
- Thông tư 302/2016/TT-BTC
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP
- Thông tư 133 sửa đổi khác gì so với Quyết định 48
- Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định về phát hành hóa đơn
- Nội dung chính thông tư 133/2016/TT-BTC
- Luật Trẻ em
- Thông tư 03/2014/TT-BKHDT
- Nghị định hướng dẫn Luật Hợp tác xã
- Luật Hợp tác xã
Dịch vụ Tin Tức
- Những đối tượng được hưởng trợ cấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19
- Tung tin sai sự thật về virus corona bị xử lý như thế nào?
- Văn phòng luật sư tại Quảng Ninh
- Luật sư tại Quảng Ninh
- Đăng ký thông tin nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia tại Quảng Ninh
- Dịch vụ kê khai hải quan tại Quảng Ninh
- Đăng ký thực hiện khuyến mại tại Quảng Ninh
- Những văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 01.01.2017
- Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam
- Lịch nghỉ Tết nghỉ lễ năm 2017
Dịch vụ Bảo Hiểm Xã Hội
- Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Tỷ lệ trích bảo hiểm mới nhất
- Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi
- Mức bảo hiểm xã hội khi ốm đau
- Điều kiện hưởng lợi ích khi mua BHYT 5 năm liên tiếp
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
- Thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu tại Quảng Ninh
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội
- Thủ tục hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tại Quảng Ninh