Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam


 

Hoạt động luật sư tại Việt Nam đã có từ trước những năm 1945. Cùng với sự phát triển của đất nước sau những năm đổi mới, đội ngũ Luật sư tại Việt Nam nhanh chóng phát triển về cả số lượng và chất lượng.

Vào năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt cùng quan trọng trong việc khẳng định vị thế và vai trò của Luật sư trong hoạt động tư pháp cũng như trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Có thể nói, về cơ bản, chất lượng của Luật sư tại Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện và nâng lên đáng kể nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và đáng tin cậy cho khách hàng. Nhưng trong quá trình hội nhập nhanh chóng như hiện nay, tỷ lệ luật sư trên đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp, có sự phân bố không đồng đều khi chỉ tập trung tại một số thành phố lớn trên cả nước. 

 

Quá trình trở thành Luật sư tại Việt Nam

 

 

Điều 10 Luật Luật sư cơ quy định về tiêu chuẩn của Luật sư như sau: là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Và Điều 11 của Luật này quy định: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.

Nghề Luật sư là một nghề cao cả, nhiều vinh quang nhưng để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài tố chất thiên bẩm, yêu cầu khắt khe về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người học Luật cần phải có “tinh thần thép”, có ý chí bền bỉ để đối đầu với quá trình đào tạo kéo dài và kỳ tập sự khó khăn. Ngoài ra, người Luật sư còn phải đáp ứng được những yêu cầu về mặt đạo đức và tuân thủ đúng quy tắc hành nghề, đạo đức nghề nghiệp. Tất cả những điều này, bản thân mỗi Luật sư phải tự mình tôi luyện và rèn rũa trong quá trình đào tạo. Nhìn chung, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. có khó khăn mới làm nên thành công, để trở thành Luật sư tại Việt Nam, mỗi người cần phải qua những giai đoạn cơ bản như dưới đây:

 

Giai đoạn 1:  đào tạo trình độ cử nhân luật

 

Giai đoạn này thường kéo dài 04 (bốn) năm, tùy vào hình thức đào tạo và quá trình học tập của mỗi người.

Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật nhưng có thể điểm qua một số cơ sở đào tạo uy tín, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các sỹ tử khi đăng ký dự thi ngành Luật như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thương Mại…

Sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo ngành Luật, mỗi người sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật.

 

Điều kiện trở thành Luật sư

 

Giai đoạn 2:  đào tạo nghề tại Học viện tư pháp

 

Học Viện Tư pháp là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đào tạo nghề Luật Sư. Sau khi có bằng cử nhân Luật, để trở thành Luật sư, bắt buộc phải đăng ký khóa học đào tạo nghề Luật sư tại đây.

Khóa học kéo dài 12 tháng. Sau khi kết thúc chương trình học, học viên phải thi tốt nghiệp, nếu đạt kết quả tốt nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư.

 

Giai đoạn 3: tập sự tại tổ chức hành nghề Luật sư

 

Sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghề tại Học viện tư pháp, cử nhân Luật bắt buộc phải đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề Luật sư. Người tập sự sẽ đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

Kỳ tập sự này kéo dài 12 tháng (đã giảm 6 tháng kể từ thời điểm Luật Luật sư 2012 có hiệu lực), trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 16 Luật Luật sư. Tập sự hành nghề Luật sư là quá trình giúp Luật sư tương lai tiếp xúc với công việc thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện về mặt đạo đức để phục vụ quá trình hành nghề sau này.

 

Giai đoạn 4: kiểm tra kết quả hành nghề Luật sư

 

Kết thúc quá trình tập sự, người tập sự phải tham gia kỳ kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Nếu đạt kết quả thì sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Nếu không đạt kết quả theo quy định, người tập sự sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

 

Tiêu chuẩn trở thành luật sư tại Việt Nam

 

Giai đoạn 5: cấp Chứng chỉ hành nghề , gia nhập Đoàn Luật sư và cấp thẻ hành nghề Luật sư tại Việt Nam

 

Sau khi trải qua được tất cả những giai đoạn khó khăn trên, người Luật sư tương lai phải làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư.  Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luât sư.

Sau khi có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, cá nhân có quyền lựa chọn gia nhập vào một Đoàn Luật sư bất kỳ để hành nghề. Sau đó phải làm hồ sơ với đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định tại Điều 20 Luật Luật sư. Sau khi có quyết định gia nhập Đoàn Luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ Luật sư cho người gia nhập Đoàn Luật sư.

Như vậy, kể từ thời điểm được cấp Thẻ Luật sư, người Luật sư phải thực hiện đúng tôn chỉ nghề nghiệp và tôn trọng pháp luật.

 

Chúc các bạn thành công trên con đường trở thành người Luật sư nổi tiếng!

 

Trân Trọng!

Ex: Trang Nguyễn

 

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Gửi email: luatquangphong@gmail.com

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 



Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

Luat Quang Phong

LUẬT QUANG PHONG

Văn phòng tại Hà Nội: Số 16 Trần Quốc Vượng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 67 Giếng Đồn, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Hotline: 0984.560.266 -  0978.412.600

Email: luatquangphong.hoai@gmail.com     

Website: luatquangphong.com

LUẬT QUANG PHONG

 

 - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có  lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;

 - Soạn hồ sơ cho khách hàng;

 - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp      hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

 - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;

 - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng

 

Luat Hieu Gia



Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT (24h/7):

Gọi: 0984.560.266

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN LUẬT ONLINE (24h/7)

Gọi: 0978.412.600

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT













Dịch vụ nổi bật