Quyền nuôi con sau khi ly hôn


 

Việc đổ vỡ trong hôn nhân là điều không cặp vợ chồng nào mong muốn xảy ra. Ngoài việc gây nên tổn thương về mặt tâm lý cho cả hai bên vợ chồng, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến con cái khi chúng lớn lên không được sống trong gia đình trọn vẹn có cả cha và mẹ, bị thiếu thốn tình cảm gia đình, điều này sẽ tác động xấu đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Nếu cả hai vợ chồng nhất trí thỏa thuận được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì không sao, nếu không thỏa thuận được thì việc tranh chấp này có thể kéo dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn nữa, sau khi thỏa thuận được quyền nuôi con, quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp và người không trực tiếp nuôi con như thế nào? Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con không? 

 

Quyền nuôi con sau khi ly hôn 

 

Luật Quang Phong sẽ hỗ trợ khách hàng dịch vụ tư vấn quyền nuôi con sau khi ly hôn.

 

Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình

 

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Gửi email: luatquangphong@gmail.com

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

  • Tư vấn về điều kiện trực tiếp giành quyền nuôi con

  • Đánh giá khả năng thực tế của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con

  • Soạn thảo hồ sơ, tư vấn cho khách hàng việc thu thấp chứng cứ, tài liệu có lợi cho việc giành quyền nuôi con

  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng

  • Tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

 

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

 

 

1. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn 

 

Về nguyên tắc, sau khi ly hôn, ai là người trực tiếp nuôi con do vợ, chồng thỏa thuận với nhau và được ghi nhận trong bản án. Vợ hoặc chồng vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trường hợp vợ, chồng không thể thỏa thuận với nhau thì yêu cầu Tòa án quyết định. Việc quyết định này căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con như là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… Như vậy, người nào có lợi thế về kiều kiện kinh tế hơn sẽ chiếm nhiều ưu thế trong việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được mẹ trực tiếp nuôi, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đảm bảo điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc hai bên bố mẹ có sự thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Cần lưu ý trong một số trường hợp, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Cụ thể như sau:

  • Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

  • Cha, mẹ phá tài sản của con

  • Cha, mẹ sống đồi trụy

  • Cha, mẹ xúi giục hay ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái luân thường đạo lý và đạo đức xã hội.

 

2. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ khi trực tiếp nuôi con và cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

 

  • Đối với cha, mẹ trực tiếp nuôi con: không được có hành vi cản trở người còn lại thăm nom, giáo dục con cái. Tuy nhiên, nếu người đó lạm dụng quyền chăm con để có mục đích xấu, làm ảnh hưởng đế việc chăm sóc và giáo dục con cái thì được quyền yêu cầu Tòa hạn chế quyền thăm nom của người đó. Có quyền yêu cầu họ thực hiện các nghĩa vụ đối với con.

  •  Đối với cha, mẹ không trực tiếp nuôi con: được quyền và có nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con mà không ai được phép cản trở.

 

3. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

- Nhằm phù hợp với lợi ích của con, tạo điều kiện cho con phát triển tốt nhất hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì hai bên cha, mẹ có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con

- Quyền yêu cầu: Cha, mẹ hoặc người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hay hội liên hiệp phụ nữ có quyền Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha, mẹ đều không đủ điều kiện để nuôi con, Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của BLDS.

 

Trân Trọng!

Ex: Trang Nguyễn

 

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Gửi email: luatquangphong@gmail.com

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 



Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

Luat Quang Phong

LUẬT QUANG PHONG

Văn phòng tại Hà Nội: Số 16 Trần Quốc Vượng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 67 Giếng Đồn, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Hotline: 0984.560.266 -  0978.412.600

Email: luatquangphong.hoai@gmail.com     

Website: luatquangphong.com

LUẬT QUANG PHONG

 

 - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có  lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;

 - Soạn hồ sơ cho khách hàng;

 - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp      hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

 - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;

 - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng

 

Luat Hieu Gia



Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT (24h/7):

Gọi: 0984.560.266

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN LUẬT ONLINE (24h/7)

Gọi: 0978.412.600

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT













Dịch vụ nổi bật