Tội cưỡng đoạt tài sản
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Được quy định tại Điều 170 của Bộ luật hình sự 2015
Tội cưỡng đoạt tài sản
KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Gửi email: luatquangphong@gmail.com
Hoặc chat trực tiếp trên website
ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
I. Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản
- Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 của Bộ luật hình sự như sau:
-
Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
-
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
-
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v...
- Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.
II. Dấu hiệu cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản
1. Dấu hiệu về chủ thể tội phạm
-
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản: người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều170, vì khoản 1 Điều 170 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
-
Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể ( quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần ( sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
3. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:
- Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực:
-
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể dược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt với tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Trong thực tế, có những trường hợp người bị hại bị người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
-
Nếu người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực và nói rõ ý định của mình buộc người có trách nhiệm về tài sản phải giao tài sản cho người phạm tội trong một thời gian nhất định thì việc xác định hành vi phạm tội của họ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực trực tiếp đối với người có trách nhiệm về tài hoặc đối với người khác để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là trường hợp thực tiễn xét xử dễ nhầm lẫn với tội cướp tài sản, bởi vì nếu xác định người phạm tội đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thì đó là hành vi phạm tội cướp tài sản.
-
Người phạm tội có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người khác ( chủ yếu là đối với người thân của người có trách nhiệm với tài sản ).
- Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản :
-
Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.
- Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:
-
Doạ sẽ huỷ hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội. Ví dụ: Doạ sẽ đốt nhà, đốt xe; doạ sẽ đập phá nhà, đập phá xe hoặc những tài sản khác...
-
Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết. Ví dụ: A biết B có ngoại tình với chị H, nên A viết thư yêu cầu B phải giao cho y một số tiền, nếu không y sẽ nói cho vợ của B biết về việc ngoại tình của B.
-
Bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản.
-
Giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan... để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi được thực hiện một cách công khai, trắng trợn. Tuy nhiên, sự công khai trắng trợn chủ yếu đối với người có trách nhiệm về tài sản, còn đối với những người khác, người phạm tội không quan tâm, nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai trắng trợn với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút.
b. Hậu quả
- Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay điều văn của điều luật “nhằm chiếm đoạt tài sản”, do đó cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dạo sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.
- Nếu hậu quả chưa xảy ra ( người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản) thì cũng không vì thế mà cho rằng tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện ở giai đoạn chưa đạt, vì người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan đó là đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc đã dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm đến tài sản. Tuy nhiên, nếu người phạm tội chưa thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc chưa dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, thì hành vi phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội.
- Do cấu tạo của Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 không có quy định trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, nếu người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác thì tuy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Ví dụ: Sau khi đã cưỡng đoạt được tài sản, người phạm tội bỏ đi thì bị phát hiện nên đã dùng vũ lực tấn công người bị hại hoặc người đuổi bắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho những người này.
4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
-
Cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác.
-
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản.
-
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
III. Các trường hợp phạm tội và hình phạt
1. Phạm tội theo khung cấu thành cơ bản
Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội theo cấu thành tăng nặng tại khoản 2
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
-
Có tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
-
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
-
Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội theo cấu thành tăng nặng tại khoản 3
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội theo cấu thành tăng nặng tại khoản 4
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
-
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Hình phạt khác khi phạm tội
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trân trọng!
Ex: Trường Trịnh
KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Gửi email: luatquangphong@gmail.com
Hoặc chat trực tiếp trên website
ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn. Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này. |
|
Văn phòng tại Hà Nội: Số 16 Trần Quốc Vượng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 67 Giếng Đồn, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Hotline: 0984.560.266 - 0978.412.600 Email: luatquangphong.hoai@gmail.com Website: luatquangphong.com |
- Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên; - Soạn hồ sơ cho khách hàng; - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả; - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng; - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng |
Chia sẻ bài viết
Tội cưỡng đoạt tài sản dấu hiệu nhận biết tội cưỡng đoạt tài sản phân tích tội cưỡng đoạt tài sản
Các tin khác
- Các yếu tố cấu thành tội giết người theo bộ luật hình sự 2015
- Thủ tục xóa án tích khi bị án treo
- Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
- Phân tích khái niệm tội phạm trong bộ luật hình sự 2015
- Quy định phòng vệ chính đáng trong bộ luật hình sự hình 2015
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tội cố ý gây thương tích trong bộ luật hình sự 2015
Tìm kiếm
Dịch vụ Doanh Nghiệp
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh tại Quảng Ninh
- Khởi nghiệp tại Quảng Ninh có nên thành lập công ty?
- Người nước ngoài góp vốn vào công ty tại Quảng Ninh
- LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 CÓ GÌ MỚI
- Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Quảng Ninh
- Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tại Quảng Ninh
- Đăng ký thành lập công ty cổ phần tại Quảng Ninh
Dịch vụ Hình Sự
- Các yếu tố cấu thành tội giết người theo bộ luật hình sự 2015
- Thủ tục xóa án tích khi bị án treo
- Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
- Tội cưỡng đoạt tài sản
- Phân tích khái niệm tội phạm trong bộ luật hình sự 2015
- Quy định phòng vệ chính đáng trong bộ luật hình sự hình 2015
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tội cố ý gây thương tích trong bộ luật hình sự 2015
Dịch vụ Dân Sự
- Thừa kế theo di chúc
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Xin cấp lý lịch tư pháp tại Quảng Ninh
- Tranh chấp tên miền tại Quảng Ninh
- Tranh chấp bảo hộ thương hiệu tại Quảng Ninh
- Thủ tục khai báo tạm vắng đăng ký tạm trú tại Quảng Ninh
- Thủ tục kiện đòi nợ tại Quảng Ninh
- Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự 2015
Dịch vụ Hôn Nhân
- Kết hôn với công an
- Quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Cưới người khác khi chưa ly hôn giải quyết như thế nào?
- Nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn
- Ly hôn đơn phương tại Quảng Ninh
- Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Quảng Ninh
- Đăng ký kết hôn lần hai tại Quảng Ninh
- Thủ tục mang thai hộ tại Quảng Ninh
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Quảng Ninh
Dịch vụ Đất Đai
- Những điều cần biết khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất tại Quảng Ninh
- Thủ tục tách thửa hợp thửa tại Quảng Ninh
- Tư vấn sang tên sổ đỏ tại Quảng Ninh
- Tư vấn đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu tại Quảng Ninh
- Làm sổ đỏ tại Quảng Ninh
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Quảng Ninh
- Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quảng Ninh
Dịch vụ Lao Động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2018
- Mức lương tối thiểu vùng năm 2017
- Thời giờ nghỉ ngơi dành cho người lao động
- Thời giờ làm việc của người lao động
- Những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động
- Trợ cấp thôi việc khi kết thúc hợp đồng lao động
- Tai nạn lao động trong quá trình làm việc
- Thủ tục đăng ký thang bảng lương tại Quảng Ninh
- Chế độ đãi ngộ đối với lao động nữ
- Quy định mới nhất của pháp luật về chế độ hưu trí
Dịch vụ Thuế-Kế Toán
- Tư vấn thuế văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Quảng Ninh
- Kế toán công ty dịch vụ tại Quảng Ninh
- Tư vấn pháp luật thuế công ty nước ngoài tại Quảng Ninh
- Khắc dấu tại Hạ Long
- Tư vấn thuế kế toán tại Quảng Ninh
- Dịch Vụ Kế Toán Tại Quảng Ninh
- Khắc Dấu Tại Quảng Ninh - 0967595638
- Thủ tục đăng ký mã số thuế cho hợp tác xã tại Quảng Ninh
- Một số điểm mới của Luật Kế toán
- Chế độ kế toán mới nhất hiện nay
Dịch vụ Sở Hữu Trí Tuệ
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Quảng Ninh
- Công bố hợp chuẩn tại Quảng Ninh
- Công bố hợp quy tại Quảng Ninh
- Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Quảng Ninh
- Thủ tục đăng ký sáng chế tại Quảng Ninh
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Quảng Ninh
- Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Ninh
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Quảng Ninh
- Đăng ký mã vạch cho sản phẩm tại Quảng Ninh
- Đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ninh
Dịch vụ Giấy Phép
- Xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh
- Tư vấn chuyển nhượng dự án đầu tư tại Quảng Ninh
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Quảng Ninh
- Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Quảng Ninh
- Công bố chất lượng chả mực tại Quảng Ninh
- Xin cấp phù hiệu xe chạy Grab tại Quảng Ninh
- Xin giấy phép an ninh trật tự cho dịch vụ cầm đồ tại Quảng Ninh
- Xin giấy phép kinh doanh Nhà nghỉ khách sạn tại Quảng Ninh
- Thủ tục cấp Giấy phép Xây dựng tại Quảng Ninh
- Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng tại Quảng Ninh
Dịch vụ VB Luật
- Tổng hợp các văn bản pháp luật về thuế mới nhất hiện nay
- Thông tư 302/2016/TT-BTC
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP
- Thông tư 133 sửa đổi khác gì so với Quyết định 48
- Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định về phát hành hóa đơn
- Nội dung chính thông tư 133/2016/TT-BTC
- Luật Trẻ em
- Thông tư 03/2014/TT-BKHDT
- Nghị định hướng dẫn Luật Hợp tác xã
- Luật Hợp tác xã
Dịch vụ Tin Tức
- Những đối tượng được hưởng trợ cấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19
- Tung tin sai sự thật về virus corona bị xử lý như thế nào?
- Văn phòng luật sư tại Quảng Ninh
- Luật sư tại Quảng Ninh
- Đăng ký thông tin nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia tại Quảng Ninh
- Dịch vụ kê khai hải quan tại Quảng Ninh
- Đăng ký thực hiện khuyến mại tại Quảng Ninh
- Những văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 01.01.2017
- Quá trình trở thành luật sư tại Việt Nam
- Lịch nghỉ Tết nghỉ lễ năm 2017
Dịch vụ Bảo Hiểm Xã Hội
- Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Tỷ lệ trích bảo hiểm mới nhất
- Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi
- Mức bảo hiểm xã hội khi ốm đau
- Điều kiện hưởng lợi ích khi mua BHYT 5 năm liên tiếp
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
- Thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu tại Quảng Ninh
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội
- Thủ tục hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tại Quảng Ninh