Xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh


 

Xin cấp giấy phép vệ sinh toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm tính từ ngày được cấp, hết thời hạn này các cơ sở phải thực hiện thủ tục xin cấp lại. Vậy thủ tục này thực hiện như thế nào?

Tham khảo bài viết của chúng tôi để tìm hiểu về vấn đề này nhé!

 

Hotline: 0984 560 266 - 0978 412 600

Gửi email: luatquangphong@gmail.com

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

 

Xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

 

I. Trường hợp xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm, những cơ sở đã được cấp giấy phép có trách nhiệm phải xin cấp lại trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép cũ hết hạn. Việc xin cấp lại giấy phép vệ sin an toàn thực phẩm trong trường hợp này được thực hiện như trường hợp xin cấp mới.

Hình thức xử phạt đối với trường hợp không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, trường hợp không xin cấp phép sẽ bị xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, (trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Ngoài bị xử phạt tiền như trên sẽ có biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Buộc thu hồi thực phẩm;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm

Vậy trường hợp xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện như thế nào? Quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào?

Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

(Hình ảnh Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do QPLaw xin cấp)

 

II. Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

Các cơ sở muốn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm phải đáp ứng điều kiện chung và điều kiện riêng theo quy định của pháp luật, tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cụ thể như sau:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Có đăng ký, hoạt động ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đáp ứng điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Những điều kiện này phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh (chế biến, bảo quản thực phẩm; chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống; kinh doanh thực phẩm tươi sống…). Mỗi loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ cần đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm riêng biệt và đặc thù, nhưng có thể kể đến như sau:
  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

 

III. Thủ tục xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

1. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu);

  2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở xin cấp giấy phép;

  3. Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh của cơ sở xin cấp giấy phép;

  4. Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm/ quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm của cơ sở xin cấp giấy phép;

  5. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở xin cấp giấy phép;

  6. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở xin cấp giấy phép;

  7. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở xin cấp giấy phép tại Quảng Ninh;

  8. Văn bản ủy quyền/ Giấy giới thiệu (nếu đại diện cơ sở không đi nộp hồ sơ).

 

2. Trình tự xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

Bước 1: Soạn hồ sơ và đi thi xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ thi xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đề nghị xác nhận kiến thức vệ sinh ATTP;

  2. Danh sách người đi thi xác nhận kiến thức.

Đối với trường hợp cơ sở hoạt động dịch vụ ăn uống sẽ không phải làm thủ tục thi xác nhận kiến thức mà sẽ tự đảm bảo hoạt động tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP tại cơ sở.

Thi kiến thức sẽ là bài thi trắc nghiệm trả lời đúng 80% bài thi sẽ đạt kết quả.

Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh ATTP phải hợp lệ về cả nội dung và hình thức mới được tiếp nhận. Soạn thảo hồ sơ phải dựa trên tình hình sản xuất, kinh doanh và cơ sở vật chất thực tế tại cơ sở.

Ngoài những giấy tờ đã nêu để đi nộp, tuỳ vào loại lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn phải chuẩn bị thêm: sổ kiểm thực 3 bước, quy trình SSOP, GMP…

Việc xác định cơ quan xử lý hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm phụ thuộc vào mô hình sản xuất kinh doanh và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Mô hình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh có ở cấp huyện và cấp tỉnh (phụ thuộc vào việc thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp). Trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan sau quản lý: Bộ Y tế; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc xác định lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuộc sự quản lý của cơ quan nào dựa vào Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế: Phụ lục II, Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phụ lục III, Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Lĩnh vựa thuộc sự quản lý của Bộ Công thương: Phụ lục IV, Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Ví dụ:

  • Hộ kinh doanh tại Hạ Long kinh doanh dịch vụ ăn uống thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh ATTP tại Phòng Y tế- UBND thành phố Hạ Long
  • Công ty có trụ sở tại Đông Triều sản xuất rượu thủ công thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh ATTP tại Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và kiểm tra cơ sở xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi hồ sơ được tiếp nhận, đoàn thẩm định của cơ quan chuyên ngành sẽ xuống cơ sở để kiểm tra trực tiếp điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP theo quy định của pháp luật. Khi thẩm định sẽ có biên bản làm việc để đại diện cơ sở ký.

Trường hợp cơ sở thẩm định đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP Trường hợp cơ sở thẩm định chưa đạt yêu cầu, đoàn thẩm định sẽ hướng dẫn cơ sở sửa chữa trong vòng 15 ngày và thẩm định lại cơ sở lần 2. Nếu lần 2 thẩm định đạt sẽ được cấp giấy chứn nhận, nếu chưa đạt sẽ phải thực hiện lại thủ tục từ đầu.

Bước 4: Nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi cơ sở thẩm định đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP thì căn cứ ngày hẹn trên giấy biên nhận đi lấy kết quả tại Bộ phận trả kết quả của Trung tâm hành chính công tỉnh.

 

IV. Dịch vụ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

Nội dung dịch vụ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh

QPLaw là đơn vị uy tín hàng đầu tại Quảng Ninh trong việc hỗ trợ thủ tục hành chính doanh nghiệp và xin cấp giấy phép con, trong đó có giấy phép vệ sinh ATTP.

Nội dung dịch vụ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

  • Tư vấn miễn phí về các điều kiện cần hoàn thiện để xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn và hướng dẫn học bộ câu hỏi thi xác nhận kiến thức vệ kinh an toàn thực phẩm;
  • Cung cấp miễn phí tài liệu và bộ câu hỏi thi xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (học theo bộ tài liệu cam kết đạt 100%)
  • Soạn thảo toàn bộ bồ sơ và đi nộp để được thi kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tư vấn miễn phí về thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Hướng dẫn thủ tục khám sức khỏe tại cơ sở y tế đủ thẩm quyền;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ thi xác nhận kiến thức và hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh;
  • Đại diện cơ sở đi nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan Nhà nước thẩm quyền liên quan;
  • Hướng dẫn cơ sở về cách sắp xếp trang thiết bị  phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm;
  • Cùng với chủ cơ sở đón tiếp đoàn thẩm định để kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Đi lấy kết quả và bàn giao đúng thời hạn đã cam kết với khách hàng.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thủ tục “Xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh”. Mọi vướng mắc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân Trọng!

 

Hotline: 0984 560 266 - 0978 412 600

Gửi email: luatquangphong@gmail.com

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN



Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

Luat Quang Phong

LUẬT QUANG PHONG

Văn phòng tại Hà Nội: Số 16 Trần Quốc Vượng, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 67 Giếng Đồn, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Hotline: 0984.560.266 -  0978.412.600

Email: luatquangphong.hoai@gmail.com     

Website: luatquangphong.com

LUẬT QUANG PHONG

 

 - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có  lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;

 - Soạn hồ sơ cho khách hàng;

 - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp      hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

 - Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;

 - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng

 

Luat Hieu Gia



Chia sẻ bài viết


facebook.png twitter.png google-plus.png

Tìm kiếm

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT (24h/7):

Gọi: 0984.560.266

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN LUẬT ONLINE (24h/7)

Gọi: 0978.412.600

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT













Dịch vụ nổi bật